Vấn đề về giải thể công ty

Cập nhật: 2016-12-15 14:11:30

Công ty là một pháp nhân, là con người” do pháp luật tạo ra nên nó cũng tuân thủ theo quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” do đó giải thể là quá trình “chết” đi của công ty dù là lý do gì. Một khi đã xác định được rằng công ty không cần thiết phải tồn tại thì nên tiến hành các thủ tục giải thể công ty càng nhanh càng tốt để hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí phải bỏ ra để duy trì hoạt động của công ty.

giai-the-cong-ty.PNG

Cân nhắc trước khi quyết định giải thể công ty


Một khi công ty tồn tại nghĩa là bản thân nó cũng có các “nhu cầu” và các “nghĩa vụ”.  Do đó chủ công ty phải tốn các chi phí phí để đáp ứng các “nhu cầu” và các “nghĩa vụ” đó.

Cụ thể các “nhu cầu” và các “nghĩa vụ” gồm:

1. Kê khai nộp thuế (hàng năm phải nộp thuế môn bài, phải làm báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo hàng quý, báo cáo tình hình sử dụng hoá đon và quyết toán năm (khoản 17 tờ khai mỗi năm)).

2. Lập sổ sách kế toán.

3. Trả lương cho nhân viên, nộp các phí khác (phí phòng chống bão lụt, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn)

4. Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính…


Đặc biệt nghĩa vụ kê khai nộp thuế phải thực hiện đúng thời hạn theo quy định của luật Quản lý thuế, đây là nghĩa vụ mà chủ công ty thường hay vi phạm vì quên hoặc tưởng rằng công ty không còn hoạt động nên không phải kê khai nộp thuế.


Hơn nữa nếu càng để lâu thì các nghĩa vụ đó theo thời gian càng nhiều thêm vì thông thường các chế tài về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, kế toán, lao động thường tính theo thời gian (thời gian vi phạm càng nhiều thì mức xử phạt càng cao).


giai-the-cong-ty1.PNG

Giải thể công ty sắp phá sản


Việc giải thể công ty liên quan đến rất nhiều vấn đề: về tài sản (có đăng ký và không có đăng ký), về nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ khác, về hậu quả pháp lý có thể phát sinh từ việc giải thể,… vì vậy luôn tồn tại những rủi ro (về mặt pháp lý) trong quá trình tiến hành giải thể công ty.

Kinh nghiệm trong quá trình giải thể, nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan nhằm giúp cho khách hàng “nhẹ gánh” khi giải thể công ty, đó là tư vấn và giúp cho khách hàng xử lý các trường hợp vi phạm hành chính pháp luật liên quan, giúp cho khách hàng không phải nộp thuế khi xử lý tài sản đã góp vốn như bất động sản, phương tiện vận tải, quyền tài sản (quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền khai thác công trình,…)

Đặc biệt khi công ty rơi vào các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, kế toán, lao động và các nghĩa vụ khác đối với bên thứ ba thì cần được tư vấn và tìm giải pháp tháo gỡ.

Người chủ / người quản lý công ty cần phải nắm được các quy định của pháp luật để không gây thiệt hại cho chủ sở hữu và các thành viên / cổ đông góp vốn hoặc bỏ mặc công ty để xảy ra những hậu quả đáng tiếc, dù công ty có vi phạm ở múc độ nào đi nữa cũng phải có cách giải quyết để cho “lý lịch đăng ký kinh doanh” của những người tham gia góp vốn vào thành lập công ty “trong sạch” nhất.

(Theo Nam Việt Luật)

http://vanphongchothuequan3.vn/