Thư viện
Những điều cần biết về ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 2016-12-15 14:11:30
Khi đăng ký thành lập công ty, trước tiên bạn cần phải xác định ngành nghề kinh doanh. Để làm được điều đó, các bạn cần phải biết được những quy định về ngành nghề kinh doanh, ngành nghề kinh doanh nào được phép đăng ký phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình để đảm bảo doanh nghiệp được hoạt động đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Chọn lựa ngành nghề kinh doanh
Dưới đây là những quy định về ngành nghề kinh doanh bạn cần biết
Nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh Bất động sản thì phải nắm được những quy định về ngành nghề kinh doanh bất động sản, yêu cầu hiện nay khi đăng ký ngành này là phải có vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ (thay vì trước đây chỉ yêu cầu vốn pháp định có 6 tỷ).
Nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh Dịch vụ bảo vệ, thì các bạn cần nắm được những quy định về ngành nghề kinh doanh Dịch vụ bảo vệ là có vốn pháp định tối thiểu là 2 tỷ, vốn này được chứng minh bằng giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký ngành nghề kinh doanh, ngoài ra còn có các điều kiện đi kèm như: Người đứng tên thành lập công ty phải có bằng cấp tối thiểu là Cao đẳng các chuyên ngành: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, marketing, Luật…
Nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh Thiết kế xây dựng, thì các bạn phải nắm được quy định về ngành nghề kinh doanh là phải có chứng chỉ chuyên ngành tương ứng với các ngành nghề mình đăng ký.
Nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh Sản xuất thì yêu cầu phải nắm những quy định về địa điểm dự định đặt cơ sở sản xuất có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó, những yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, quy hoạch khu dân cư…
Quy định về ngành nghề kinh doanh
Còn rất nhiều những quy định về ngành nghề kinh doanh đặc thù khác nữa mà các bạn khi đăng ký và hoạt động phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nghiên cứu để đăng ký cho phù hợp, tránh những rắc rối về pháp lý cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau này, ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? Ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không? Mình phải đăng ký ngành nghề như thế nào để vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề có kế hoạch hoạt động và phát triển trong tương lai.
Đó là tất cả những thắc mắc có thể hầu hết khách hàng đang vướng mắc và phân vân trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Bài viết này có thể giúp bạn có cách nhìn thấu hơn về cách chọn ngành nghề cho mình.
http://vanphongchothuequan3.vn/
Bình luận