Thư viện
Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp
Cập nhật: 2016-12-15 14:11:30
Những điều cần biết để chọn loại hình doanh nghiệp Theo Luật doanh nghiệp: Có 4 loại hình công ty phổ biến mà khách hàng thường hay lựa chọn tùy vào nhu cầu thực tế. Thế nhưng 4 loại hình công ty đó hoàn toàn khác biệt nhau. Bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa những loại hình công ty. Qua đó bạn có thể xác định rõ doanh nghiệp dự tính thành lập phù hợp với loại hình công ty nào. Chọn loại hình doanh nghiệp - Công ty TNHH Một Thành Viên: Đây là loại hình công ty do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Nếu các bạn có 1 thành viên thì nên lựa chọn loại hình công ty này. - Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: là loại hình công ty có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, các bạn xác định số thành viên thực tế của mình là bao nhiêu để có thể lựa chọn loại hình, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. - Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp này được định nghĩa là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình. - Công ty Cổ Phần: Loại hình doanh nghiệp từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), công ty cổ phần không hạn chế tối đa số lượng cổ đông do vậy có thể tận dụng tối đa để phát hành cổ phần huy động vốn cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Chịu trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn là khác nhau cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp giữa loại hình Doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp còn lại, do vậy các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh. Điều cần biết về ngành nghề kinh doanh Đây cũng là một vấn đề quan trọng bởi chọn một ngành nghề kinh doanh phù hợp và đúng quy định của pháp luật không phải là dễ. Chính vì vậy bạn phải tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh thực tế có phù hợp với ngành nghề theo quy định của pháp luật hay không. Chọn ngành nghề kinh doanh Trong quá trình thành lập công ty, ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau này, ngành nghề của mình có thuộc danh mục cấm kinh doanh? Ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Ngành nghề sản xuất của mình có được phép sản xuất tại nơi doanh nghiệp đặt dịa chỉ kinh doanh hay không?Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? Ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không? Mình phải đăng ký ngành nghề như thế nào để vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề có kế hoạch hoạt động và phát triển trong tương lai. Đó là những thắc mắc có thể hầu hết khách hàng đang vướng mắc và phân vân trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các loại hình kinh doanh cũng như cách chọn ngành nghề phù hợp. (Theo Nam Việt Luật) http://vanphongchothuequan3.vn/
Bình luận